Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Cảm nhận về TTDQ

ài cảm nhận của bác Lê Hà về "THÌ THẦM ĐƯỜNG QUÊ" của Vũ Tuấn Anh.
08:45 10 thg 7 2011Công khai6 Lượt xem 37
    
DSC_5965.JPG
(Ảnh coppi từ blog NLC)

       Vì một lý do đặc biệt, tôi may mắn có được 2 cuốn  "Thì thầm Đường quê" của Vũ Tuấn Anh. Lúc cầm  trên tay hai cuốn thơ ( một cuốn được tặng , một cuốn được thưởng) tôi sướng rơn. Hihi... Tôi đem tặng bác Hà (người tôi rất mực yêu quý và kính trọng) một cuốn.
      Chuyện bẵng đi, bỗng một hôm, bác chủ động gặp tôi và nói:" Bác đọc hết tập thơ rồi, cháu ạ! Hay lắm! Tác giả là người có tâm hồn!"
      Tôi thực sự xúc động khi nhìn lại cuốn thơ tôi tặng bác. Những dòng thơ hay được bác trân trọng  gạch chân bằng mực đỏ. Những nhận xét những lời bình ngắn được  viết vào những mẩu giấy gắn kèm vào bài thơ bác thích. Hôm nay, được sự cho phép của bác, tôi muốn đăng một vài nhận xét của bác Lê Hà - Giáo viên nghỉ hưu ở Vĩnh Trụ-Lý Nhân -Hà Nam - về tập thơ "Thì thầm Đường quê" của Người Lẩm Cẩm - Vũ Tuấn Anh.

Bác Hà: Thỉnh thoảng bác cũng được bạn bè tặng thơ, những tập thơ mà tác giả tự bỏ tiền ra in, thường thì bác không tin tưởng mấy, đọc cũng bài được bài không nhưng lần này, bác thật sự thích tập thơ cháu tặng.
HHT: Thế ạ? Bác ơi, có điều gì đặc biệt làm bác thích tập thơ không ạ?
Bác Hà: Này nhé, phải có tâm hồn nhạy cảm tác giả mới nhận ra vẻ đẹp trong những sự vật, hình ảnh dung dị hằng ngày. Với cùng một sự vật nào đó, ví dụ như "mưa xuân" chẳng hạn có người nhìn thấy sự ẩm ướt lép nhép có người lại thấy trời u ám, nhức mỏi nhưng với tác giả Thì thầm Đường quê anh ấy đã viết:
"Giăng giăng, nhè nhẹ, âm thầm
Gọi, lay lộc nụ, nẩy mầm, nở hoa
Mơn man, ấm , mát thịt da
Mầm xuân thức dậy trong ta dâng trào."
Phải có tình yêu cuộc sống, có cách sống lạc quan mới nhìn ra mặt tích cực của những sự vật rất bình thường, hiển nhiên... Hay ở một ví dụ khác, nói về hoa nở hoa tàn người ta thường hay thiên về tiêu cực, chia rời nhưng trong TTĐQ lại viết:
" Dốc mình vắt kiệt đắm say
Tột cùng dâng hiến, chia tay lìa cành
Tinh khôi một thoáng dụm dành
Mong manh níu giữ mà thành ngẩn ngơ..."
Cánh hoa sưa mong manh có nở có tàn là tất yếu nhưng cánh hoa ấy đã kịp "dâng hiến" cho đời những khoảnh khắc thăng hoa, cho người làm thơ kịp "ngẩn ngơ", kịp "níu giữ "bằng những vần thơ đẹp.Chỉ là chiếc "răng khểnh", ừ thì có đẹp, có duyên nhưng trong thơ VTA nó lại thể hiện sự hi sinh, đức khiêm nhường.
Lặng thầm làm đẹp nụ cười
Chịu mang tiếng "chệch" cho người thêm duyên...
Bác đặc biệt thích bài thơ" Ngỡ thu!" cháu ạ. Ở đấy, phút chênh chao được ẩn dụ đến là khéo, có "lả lơi" chút cũng tại mùa thu đấy chứ, "vờn má thắm" là tóc đấy chứ..."ngỡ" là vậy mà không phải vậy, cái nét cười " chao nghiêng" được chia đều cho cả chàng và nàng. Trọn vẹn và hoàn chỉnh thật, chỉ mấy câu lục bát cách điệu thôi mà nói được rất nhiều điều.
HHT: Hihi... Anh chàng ấy rất đào hoa, bác ơi!
Bác Hà: Bác biết, sự nhạy cảm ấy cộng với cách chia sẻ ấm áp chân tình sẽ có rất nhiều người quý mến và chính bản thân tác giả cũng là người biết nâng niu trân trọng những giây phút thăng hoa. Nhưng bác đọc được sự chuẩn mực, biết điểm dừng của tác giả thông qua những vần thơ mộc mạc, chân chất của TTĐQ.
 Đây này điều đó thể hiện trong bài thơ "Xao lòng":
Ai mà chẳng thích hoa hồng
Ngắm thôi, gai đấy biết không...có ngày.
Tác giả nhắc nhở mình và cũng nhắc nhở người đọc nói chung, phút say ngây liêng biêng thì đúng là ngọt ngào thật nhưng sẽ là họa nếu không biết điểm dừng. Âu cũng là người cả, ai mà chẳng có lúc "vu vơ", "bồi hồi" thậm chí cả "say đắm" nữa nhưng biết dừng đúng ngưỡng để cùng nâng niu, để"tình yêu tinh khiết sẽ tìm thấy nhau". Có được người bạn tri kỷ, tâm giao là điều đáng quý lắm, cháu ạ.
HHT: Vâng, cháu nhớ trong bài thơ"Xin chữ" tác giả viết:" Quang Minh cùng với Vị Tha/ Trí hòa quyện Đức ấy là đắc Tâm" Cháu tâm đắc câu này, bác ạ.
Bác Hà: Đúng đấy! Không chỉ viết rất hay về tình yêu, đất nước, con người, về tình cảm gia đình trong Thì thầm đường quê bác còn thích một số bài suy ngẫm về thế thái nhân tình, tự răn mình, bày tỏ quan điểm sống của tác giả ví dụ như:" Kiêu căng - sĩ diện", "Chọn người làm việc", "Hãy biết giật mình" hay những phút lắng lòng này chẳng hạn:
Lắng lòng một chút tôi ơi
Để nhìn cho thấu quãng đời đã qua
Đâu vĩnh cửu, đâu phù hoa
Đâu đích thực, đâu chỉ là chiêm bao.
Hay trong bài:" Chanh ở phố":
Cây chanh trồng ở ban công
Tốt tươi nhưng chẳng trổ bông hoa nào
Mùi thơm cũng bị hư hao
Thì ra đâu phải lên cao mà mừng.
Trong nhóm những bài thơ kiểu này, có thể câu chữ còn mộc mạc, đôi khi còn bị ép vần nhưng ý nghĩa, sự trải nghiệm của tác giả thể hiện ở đấy cũng là một thứ giá trị, cháu ạ.
HHT: Có người nói, trong thơ VTA có nhiều hình ảnh không mới, từ ngữ đôi chỗ còn khuôn sáo, gò ép, bác nghĩ sao về điều này?
Bác Hà: Ừ, bác cũng đang định nói với cháu về điều đó, đọc tập thơ bác biết đây là nhà thơ không chuyên nên quả là có đôi chút tác giả vụng về câu chữ, có nhiều bài khó đọc nhưng như lời tựa tác giả đã giãi bày:"Một đời cần mẫn nghiệp nhà binh/Trăm năm mắc nợ những ân tình/Bài ca đất nước hoài khắc khoải/Thơ tặng cho nhau phút yên bình." và theo bác, nếu người làm thơ mà quá cầu kỳ phô diễn về kỹ thuật thì sẽ bị mờ đi cảm xúc, giống như người ta xem một bức tranh màu sắc thật rực rỡ nhưng chủ đề tư tưởng lại chẳng có gì...
HHT: Vâng ạ, cháu cảm ơn bác, xin phép bác cháu sẽ chuyển cuộc trò chuyện của bác cháu mình cho tác giả tập thơ và chia sẻ với mọi người được không ạ?
Bác Hà: Đồng ý. Cho bác gửi tới tác giả lời cảm ơn và nói với anh ấy rằng : Bác rất thích tập thơ của anh ấy!
HHT:Hihi... Nếu có điều kiện, bác sẽ giao lưu trực tiếp với anh bộ đội ấy thông qua email: tuananhx26@gmail.com. bác nhé!

                                                                                                         (Hoàng Hôn Tím ghi...)

3 nhận xét:

  1. Em sang Tem vàng cho chị và chúc mừng anh Tuấn Anh nhé ạ!

    Trả lờiXóa
  2. VTA hạnh phúc quá! Nhưng anh ấy bây giờ là Việt kiều rồi. hihi

    Trả lờiXóa
  3. Việt kiều đã về nước làm hàng xóm mọi người đây rồi hi hi

    Trả lờiXóa