Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Nhật ký một chuyến đi...

Nhật ký một chuyến đi...
15:42 16 thg 6 2011Công khai4 Lượt xem 27
      Nghỉ hè thích thật! Chia tay với phấn trắng bảng đen, tạm cất đi những chữ với số em thấy thoải mái vô cùng.Ở entry trước, em đã mong mùa hè dài tới tận ...9 tháng. Hihi... , em ăn rồi lại ngủ. Nghỉ hè...nói như MC Danh Tùng là " nào, mình cùng lên xe buýt, nào mình cùng đi chơi nhé...". Tạm biệt mọi người, em đi chơi đây.
      1. Hà Nam, Ninh Bình.
        Các bạn thân mến! Chúng ta bắt đầu cùng nhau trong một cuộc hành trình đầy sôi động và hấp dẫn. Về với Huế mộng mơ chúng ta sẽ đi qua một số tỉnh Miền Bắc và Miền Trung nước Việt. Tổ Quốc ta hùng vĩ vô cùng, Tổ Quốc ta "xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển/ Xanh trời, xanh cả những ước mơ...". Tổ Quốc ta thật đẹp qua những bài thơ, bản nhạc. Và giờ đây, chúng ta đang đi, vâng chúng ta đang đi dọc theo chiều dài đất nước. Hãy hát lên bạn nhé, rằng chúng ta yêu Tổ Quốc mình.
      "Em đưa anh về thăm quê em/Về ngã ba sông rực nắng hồng/Sông Châu hiền hòa, sông Nhuệ yêu thương/Hà Nam ơi sông Đáy ân tình/Về Hà Nam em đưa anh về quê mẹ yêu thương...", quê em đó, mảnh đất yêu thương này cũng chính là nơi bắt đầu cuộc hành trình. Xe bon bon trên "con đường mềm như dải lụa" đường quốc lộ mà quanh co uốn khúc thế này, chắc chỉ Hà Nam mới có, ý nghĩ ngồ ngộ khiến em mỉm cười. Hà Nam quê em, một tỉnh nhỏ đến nỗi hình như chẳng có tên trên bản đồ nhưng lại chính là hàng xóm của thủ đô đấy nhé. Hà Nam quê em có núi Đọi sông Châu đã đi vào câu ví" Núi Đọi ai đắp mà cao/ Ngã ba sông Móng ai đào mà sâu", Về Hà Nam, em dẫn anh đi thăm đền bà Vũ thờ người con gái Nam Xương thủy chung yêu chồng tha thiết, bị hàm oan phải tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng trong trắng, mượn nước sông để rửa sạch tiếng nhơ oan ức để hiểu thêm thế nào là cái mong manh vô cùng mong manh của hạnh phúc đàn bà muôn nơi muôn thuở, để cảm thông, chia sẻ, để cảnh giác, coi chừng dù thề non hẹn biển, dù đã kết tóc xe tơ kẻo mà sơ xuất thì hạnh phúc sẽ tan thành mây khói, muốn cứu vãn cũng chả cứu vãn được nữa đâu. Về Hà Nam, anh sẽ rất thích khi đến thăm làng Vũ Đại - mảnh đất "quần ngư tranh thực" trong những trang viết của nhà văn liệt sĩ Nam Cao, anh sẽ được gặp và trò chuyện với con "cụ Chí", được thăm nhà Bá Kiến - nơi sống và làm việc của một nhân vật đã một thời làm mưa làm gió trong tác phẩm Chí Phèo...Quê em đấy, tiếng trống đồng Ngọc Lũ ngân vang. Quê em đấy, quê của Nguyễn Hữu Tiến - người chiến sĩ đã vẽ cờ Tổ quốc.Quê em đấy, hẹp nhà nhưng tấm lòng rộng mở, hẹn gặp nhé anh...
      Mải nghĩ miên man chút xíu mà xe đã qua cầu Gián khẩu, tới Ninh Bình rồi đó anh. Dòng sông Đáy mênh mang, bình minh lên, sóng gợn lăn tăn như rát vàng rát bạc! "Quê hương mỗi người chỉ một, câu hát theo em đi suốt cả cuộc đời./Câu hát thân thương xao động lòng người, đậm sâu nỗi nhớ ... quê mẹ ... Ninh Bình ơi./Về cố đô ... thăm mảnh đất tình người,sông với núi ... thành bài ca đất nước./Bích Động, Lam Chùa lấp lánh Động Tiên./Mỗi lần thăm Hoa Lư, trăm lần kính yêu./Đẹp biết bao ... ôi mảnh đất mẹ hiền ... vang vọng Kim Sơn, chuông đổ từng hồi./Khúc tình ca thương nhớ đầy vơi, ngọt ngào lời ru ... của mẹ Ninh Bình ơi./Ngọt ngào lời ru ... của mẹ ... Nình Bình ơi. "Vâng, ngọt ngào quá, Ninh bình ơi! Thả hồn trôi theo dòng sông Đáy, cùng em đi thăm Nhà thờ đá Kim Sơn anh nhé. Ôi, tên đất tên người ẩn chứa khát vọng của con người. Này nhé, Kim Sơn là núi vàng cũng như Tiền Hải( Thái Bình) là biển tiền,Phát Diệm có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp đều do doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ - người có công chinh phục đất hoang bồi, quai đê lấn biển đặt, ý nghĩa vô cùng. "Ta sẽ cùng nhau thăm Nhà thờ Đá - công trình vĩ đại đã được xây dựng trong suốt thời gian 24 năm liên tục . Với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19 thì chỉ việc vận chuyển hàng nghìn tấn đá, có những phiến nặng 20 tấn, hàng trăm cây gỗ lim về tới Phát Diệm để xây nhà thờ cũng là một kỳ công. Kim Sơn vốn là vùng đất mới khai khẩn, trước đây rất lầy lội. Để xử lý độ lún của khu đất trước khi xây dựng người ta đã chuyển cả một quả núi nhỏ cách 40 km về Phát Diệm. Ta sẽ về thăm núi Sọ, đấy chính là một phần của trái núi đã được dân rời về Phát Diệm để thấy được sức mạnh và sự khéo léo của con người trong việc chinh phục thiên nhiên"
*. Hay em cùng anh đi lễ chùa Bái Đính - một quần thể chùa được biết đến với nhiều kỷ lục Việt Nam được xác lập như chùa có diện tích lớn nhất, tượng Phật bằng đồng lớn nhất, chùa có nhiều la hán nhất và nhiều cây bồ đề nhất... để chiêm bái đức Phật để thấy lòng được an nhiên, tĩnh tại. Về với cố đô Hoa Lư, không thể không đến thăm đền vua Đinh vua Lê anh nhỉ? Ở đó, có bức tượng thái hậu Dương Vân Nga với bao truyền thuyết đẹp. "Có một điều rất độc đáo là bức tượng bà Dương Vân Nga có chiều sâu nội tâm thay đổi theo 3 góc nhìn khác nhau. Nếu nhìn chính diện, ta thấy bà hiện lên như một bậc mẫu nghi thiên hạ, đoan trang, phúc hậu, hơi có vẻ nghiêm nghị, lạnh lùng. Nếu nhìn nghiêng theo bên phải (từ trong ra) bà hiện ra với khuôn mặt buồn bã, tựa như khi chứng kiến cảnh đất nước trước nguy cơ "nghìn cân treo sợi tóc". Còn nhìn nghiêng theo bên trái (từ ngoài vào) ta lại thấy khuôn mặt ấy đã thay đổi: gương mặt bà thanh thoát, tươi tắn hơn với nụ cười mỉm. Cái tài hoa của người tạc bức tượng là ở chỗ: vẫn là một con người nhưng nhìn từ những góc độ riêng ta sẽ thấy hiện lên ba gương mặt, ba tâm trạng khác nhau." * Sẽ rất tuyệt vời anh nhỉ?Về Ninh Bình, về với sông Vân núi Thúy,chiếc giường mây rợp bóng để người hậu phương đón người ra trận trở về trong chiến thắng khải hoàn, huyền tích đẹp sông núi còn ghi **. Chúng mình sẽ cùng nhau ngắm con chim trả màu xanh đang tắm (Dục Thúy sơn) đã làm siêu lòng bao tao nhân mặc khách*** . Còn nhiều, nhiều lắm anh ơi... Hấp dẫn và thích thú vô cùng.
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/04/15/213.jpg


Đường lên chùa Đọi (Duy Tiên - Hà Nam)
http://bientinhthienthu8000.jcapt.com/img1/store/Hanam/ditich/LS21_DenBaVu_1.jpg


Đền Bà Vũ ( Lý Nhân - Hà Nam )


Mộ nhà văn liệt sĩ Nam Cao và Nhà tưởng niệm Nam Cao

http://hoinguoiviet.ru/uploads/news/9_2.jpg


Nhà Bá Kiến( Làng Vũ Đại-Lý Nhân -Hà Nam)

http://hanam.jcapt.com/img1/store/cd126chuoi_copy.jpg

Chuối Ngự  Đại Hoàng (Hòa Hậu,Lý Nhân, Hà Nam)
Tượng Dương Vân Nga trong đền vua Lê Đại Hành ở Hoa Lư

Tượng Thái Hậu Dương Vân Nga( Ninh Bình)

http://www.dulichninhbinh.vn/index_files/nhathopd_clip_image001MGLM.jpg

Nhà thờ Đá ( Kim Sơn- Ninh Bình)


Chùa non nước-Ninh Bình(Ảnh do Sóng biển tặng)
      


( Chặng tiếp theo: Thanh Hóa - Nghệ An )


P/S: Bài có sử dụng một vài tư liệu của hướng dẫn viên du lịch.
*  tư liệu của hướng dẫn viên du lịch.
** Tương truyền, khi Lê Hoàn đánh thắng giặc Tống trở về Hoa Lư, Dương Vân Nga đã kê giường bên bờ sông đón và giao hoan với nhà vua, lập tức có gió thổi mây bay đến trên trời soi xuống dòng sông. Từ đó mà sông có tên là Vân Sàng (giường mây).[1] ( theo Wikipedia)
Theo các truyền thuyết dân gian, sinh thời Dương Vân Nga rất xinh đẹp. Bà có khuôn mặt bầu bĩnh rất phúc hậu song vẫn có nét thanh tú, cao sang. Nước da của bà hoàng hậu họ Dương trắng hồng và cặp mắt phượng, mày ngài lúc nào cũng long lanh đầy tình tứ. Nhan sắc bà được mô tả trong cuốn "Hoàn Vương ca tích" (tìm thấy ở Hà Nam). Bà không chỉ đẹp mà còn tràn đầy sinh lực:[3]
“Môi son rừng rực, mặt hoa rờn rờn
Mắt kia sao mọc cờn cờn
Cổ kia đã trắng lại tròn hân hân”.
Vẻ đẹp của bà quyến rũ đến nỗi mỗi nước đi cũng làm cả vùng thiên nhiên, cây cỏ xao động, bừng sáng:
“Ðồi đông điểm ngọc, đồi tây mây vàng
Suối trong tựa ánh nguyệt tràn
Mây ngồi xổm, cá lượn đàn lên mây
Chim kề mỏ, bướm xỏ mày
Bao nhiêu suối chảy thành cây đàn cầm...”.
Chắc hẳn chính vẻ đẹp thanh tú, mỹ miều và uyển chuyển của bà đã khiến cho cả vị chúa động Hoa Lư Đinh Bộ Lĩnh và sau này Thập đạo tướng quân Lê Hoàn mê đắm. Đó là lý do bà được làm chính cung ở cả hai triều đại nhà Đinhnhà Tiền Lê. (Nguồn intenet)


*** Sông Vân bao bọc ba mặt núi Dục Thúy, chỉ còn một mặt nối với đất liền. Hàng ngàn năm trước chân núi bị sóng biển bào mòn tạo thành vòm đá rộng che kín một góc sông Vân. Đây trở thành địa điểm tránh mưa cho tàu thuyền. Trên núi có hàng trăm bài thơ của các tao nhân mặc khách như: Trương Hán Siêu, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Thiệu Trị, Tự Đức, Phạm Sư Mạnh, Tản Đà, v.v.

Nước non Non Nước như thơ
Ai về Dục Thúy chẳng ngơ ngẩn lòng
Trên thì núi, dưới thì sông
Cúc vàng còn đó, hương nồng còn đây
.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét